KẾ HOẠCH CHUYÊN ĐỀ XÂY DỰNG TRƯỜNG MẦM NON LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM NĂM HỌC 2022-2023

PHÒNG GD&ĐT CHÂU THÀNH           CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨAVIỆT NAM

   TRƯỜNG MNTT TẦM VU                             Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: 01/KHCM-MNTTTV                                Tầm Vu, ngày 12 tháng 08 năm 2022

KẾ HOẠCH

Thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” 

Năm học 2022- 2023

Căn cứ kế hoạch số 524/KH-PGDĐT tháng 7/2022 của Phòng Giáo dục và Đào tạo về việc triển khai chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” năm học 2022-2023

Thực hiện nhiệm vụ năm học 2022 – 2023 của trường Mầm non Thị Trấn Tầm Vu

Căn cứ vào tình hình thực tế của nhà trường, bộ phận chuyên môn trường MNTTTV  xây dựng kế hoạch thực hiện chuyên đề giáo dục lấy trẻ làm trung tâm năm học 2022-2023, cụ thể như sau

  1. Tình hình của trường
  2. Thuận lợi

– Trường được sự quan tâm của Đảng ủy, Ủy ban và của lãnh đạo PGD

– Sự tín nhiệm của cha mẹ học sinh

– Nhà trường luôn tạo điều kiện cho giáo viên tham gia học tập lẫn nhau qua các buổi sinh hoạt chuyên đề, chuyên môn tại các trường bạn

– Có đồ dùng đồ chơi và các thiết bị phục vụ tương đối cho cô và cháu trong các hoạt động

  1. Khó khăn

* Trong quá trình thực hiện có những khó khăn như sau:

           – Tình hình dịch bệnh Covid -19 dẫn đến kinh tế khó khăn nên tỉ lệ huy động trẻ ra lớp chưa cao

+ Đồ dùng và thiết bị tuy có nhưng chưa phong phú, đa dạng nhằm đáp ứng nhu cầu hoạt động của các cháu

+ Một bộ phận nhỏ giáo viên vẫn chưa hiểu về cách thực hiện chuyên đề, chưa đầu tư tìm tòi và học hỏi cái mới

Từ những thuận lợi và khó khăn trên nhà tr­­ường xây dựng kế hoạch chỉ đạo việc thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” năm học 2021- 2022 nh­­ư sau:

  1. Mục tiêu
  2. Mục đích

– Tạo môi trường công bằng, an toàn, thân thiện, lành mạnh; kích thích tính chủ động, tích cực và sáng tạo nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục phát triển toàn diện trẻ.

– Bảo đảm tất cả trẻ đều được tạo cơ hội học tập qua chơi và bằng nhiều cách khác nhau phù hợp với nhu cầu, hứng thú và khả năng của bản thân trẻ.

– Môi trường giáo dục trong các cơ sở giáo dục mầm non mang tính “mở”, kích thích sự tập trung chú ý, tư duy và cảm xúc tích cực của trẻ, thúc đẩy trẻ tham gia hiệu quả vào các hoạt động chơi và trải nghiệm đa dạng.

– Cán bộ quản lý (CBQL), giáo viên mầm non (GVMN) được nâng cao nhận thức và năng lực về quản lý, tổ chức CSGD trẻ, thực hiện CTGDMN theo quan điểm giáo dục LTLTT phù hợp điều kiện cụ thể của trường, lớp, địa phương  nhằm phát triển toàn diện trẻ em mầm non.

– Huy động sự tham gia của nhà trường, gia đình và xã hội, tạo sự thống nhất cùng quan tâm xây dựng trường mầm non LTLTT.

  1. Yêu cầu

– Nâng cao chất lượng thực hiện Chương trình GDMN, thực hiện có hiệu quả Chuyên đề xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm.

– Đảm bảo trẻ em trong các cơ sở GDMN được NDCSGD theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm phù hợp điều kiện thực tế của đơn vị;

– Bảo đảm quyền trẻ em trong các cơ sở GDMN.

  1. Nội dung
  2. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện mô hình điểm về trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm phù hợp với điều kiện thực tế của mỗi địa phương, đơn vị.
  3. Tiếp tục bồi dưỡng CBQL, GVMN về quan điểm giáo dục LTLTT trong Chương trình giáo dục mầm non. Yêu cầu về quản lý, chỉ đạo và thực hiện việc xây dựng và sử dụng môi trường giáo dục, xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động NDCSGD trẻ, đánh giá sự phát triển của trẻ theo quan điểm giáo dục LTLTT.
  4. Xây dựng môi trường vật chất, môi trường xã hội trong và ngoài lớp học theo quan điểm giáo dục LTLTT.
  5. Đổi mới hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ và đánh giá sự phát triển của trẻ theo quan điểm giáo dục LTLTT.
  6. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tạo sự thống nhất, đồng hành giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong hoạt động NDCSGD trẻ em; phổ biến, nhân rộng các mô hình điểm về xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm; khen thưởng các tập thể và cá nhân điển hình trong thực hiện tốt Chuyên đề.
  7. Nhiệm vụ và giải pháp
  8. Đối với nhà tr­ường

* Xây dựng kế hoạch chỉ đạo và thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” năm học 2022-2023 nh­­ư sau:

– Tăng c­ường bồi dưỡng chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” cho đội ngũ giáo viên mầm non, đảm bảo 100% giáo viên đư­ợc bồi dưỡng

– Phấn đấu 100% giáo viên xây dựng kế hoạch tổ chức hướng đến mục tiêu lấy trẻ làm trung tâm; 100% giáo viên dạy đúng phư­ơng pháp, xử lý tốt mọi tình huống, tập trung hướng đến từng trẻ để đảm bảo yêu cầu đề ra; 100% nhóm, lớp có môi trường đạt loại khá, tốt

– Tổ chức phong phú các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng giáo dục theo mục tiêu lấy trẻ làm trung tâm đánh giá sự phát triển của trẻ theo quan điểm giáo dục LTLTT.

– Phát động phong trào làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ chuyên đề

– Chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác tuyên truyền về chuyên đề tại các nhóm, lớp

– Tăng cường công tác thanh, kiểm tra chuyên đề, đánh giá việc thực hiện chuyên đề (Theo tiêu chí PHỤ LỤC đính kèm)

– Tiếp tục huy động XHH các tổ chức, cá nhân hỗ trợ tài lực, nhân lực để tôn tạo cảnh quan môi trường, tổ chức các lễ hội, phối hợp trong các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ.

– Thực hiện chủ đề năm học : “ Xây dựng trường mầm non xanh – an toàn – thân thiện”

  1. Đối với giáo viên

– Giáo viên căn cứ vào khả năng, nhu cầu học tập, kinh nghiệm sống của trẻ để xác định mục tiêu, nội dung cụ thể

– Tổ chức hoạt động luôn đặt trẻ vào trung tâm của quá trình giáo dục, có nghĩa là tạo mọi cơ hội cho trẻ được tham gia vào các hoạt động

* Trải nghiệm: trẻ được học qua thực tế, qua việc làm, qua khám phá tìm tòi

* Giao tiếp: Chia sẻ với bạn và học từ mọi người

* Suy ngẫm: suy nghĩ và vận dụng những điều đã lĩnh hội được vào việc giải quyết các tình huống

* Trao đổi: diễn đạt chia sẻ suy nghĩ và mong muốn

Giáo viên chỉ là người tạo cơ hội, hướng dẫn, gợi mở giúp trẻ được chiếm lĩnh kiến thức. Từ đó nhằm thúc đẩy giáo viên có cơ hội tìm hiểu sâu về phương pháp giáo dục trẻ qua các hoạt động hàng ngày

– Giúp giáo viên vận dụng ph­ương pháp tổ chức các hoạt động trên lớp và hoạt động khác trong tr­ường mầm non

– Xây dựng môi trư­ờng trong và ngoài nhóm lớp phong phú, hấp dẫn đối với trẻ

– Tạo nhiều cơ hội cho trẻ được tham gia các hoạt động hàng ngày ở mọi lúc, mọi nơi

– Cô và trẻ cùng làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ

– Hình thành một số kỹ năng, phát triển năng khiếu của trẻ thông qua các hoạt động

  1. Đối với trẻ

– Trẻ tích cực, chủ động tham gia hoạt động, làm việc theo cặp, theo nhóm trải nghiệm, trao đổi, chia sẻ, trình bày ý kiến

– Phương pháp, hình thức tổ chức, đồ dùng sử dụng phù hợp, đúng lúc, đúng chỗ để kích thích sự tìm tòi, phám phá của trẻ

– Tạo cho trẻ yêu thích, hào hứng tham gia vào các hoạt động

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

  1. Đối với trư­­ờng

– Xây dựng kế hoạch chỉ đạo thực hiện chuyên đề

– Chọn lớp mẫu giáo 5 tuổi để chỉ đạo điểm về chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”

– Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trong việc: Nâng cao chất l­ượng giáo dục theo mục tiêu lấy trẻ làm trung tâm

– Thực hiện tốt công tác tuyên truyền thông qua buổi họp phụ huynh và giờ đón – trả trẻ

– Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá thư­­ờng xuyên theo lịch về chất lượng Giáo viên và trẻ trong việc thực hiện chư­­ơng trình

– Huy động nguồn lực của phụ huynh, như vận động phụ huynh ủng hộ vật liệu, phế liệu làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ các hoạt động của trẻ.

– Tham mưu với lãnh đạo Phòng giáo dục đầu tư thêm trang thiết bị đồ chơi phục vụ cho hoạt động nhằm nâng cao chất lượng giáo dục

  1. Đối với giáo viên

– Bồi dưỡng kiến thức, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động ở lớp đáp ứng mục tiêu chuyên đề

– Giáo viên thực hiện lồng ghép chuyên đề phù hợp với điều kiện của nhóm, lớp và khả năng nhận thức của trẻ

– Xây dựng môi trường vật chất, môi trường xã hội trong và ngoài lớp học theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm

– Thực hành việc khai thác và sử dụng có hiệu quả môi trường giáo dục trong việc tổ chức thực hiện Chương trình giáo dục mầm non

– Đưa mục tiêu lấy trẻ làm trung tâm thể hiện qua các hoạt động hàng ngày như: giờ đón trẻ, thể dục sáng, hoạt động chung, hoạt động góc, hoạt động ngoài trời,…

– Giáo viên căn cứ vào mục tiêu cần đạt và khả năng của trẻ để xác định phương pháp hoạt động phù hợp cho cả lớp và phù hợp cho từng cá nhân trẻ (trẻ cá biệt), đảm bảo tính phù hợp, hài hoà theo từng độ tuổi, chủ động sắp xếp trình tự hoạt động theo chủ đích của mình và mức độ cảm nhận, hứng thú của trẻ

  1. Đối với trẻ

– Trẻ tích cực chủ động tham gia vào các hoạt động. Chủ động tìm tòi, trải nghiệm những sự vật hiện tượng xung quanh mình, trao đồi theo nhóm, hoặc tổ…

– Tạo cho trẻ hứng thú khi tham gia vào các hoạt động

  1. BIỆN  PHÁP THỰC HIỆN

– Xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” đến tất cả các lớp

– Tăng cường công tác tham m­­ưu với các cấp lãnh đạo nhà trường, phòng giáo dục đầu­­ tư thêm trang thiết bị phục vụ cho việc thực hiện chuyên đề

* Xây dựng môi trường vật chất, môi trường xã hội trong và ngoài lớp học theo quan điểm giáo dục LTLTT

+ Môi trường lấy trẻ làm trung tâm trong lớp học: Triển khai 100% nhóm lớp thực hiện chuyên đề lấy trẻ làm trung tâm, quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn các lớp xây dựng môi trường giáo dục theo hướng mở, tạo cơ hội cho trẻ khám phá, trãi nghiệm và sáng tạo theo phương châm “chơi mà học, học bằng chơi”.

+ Môi trường lấy trẻ làm trung tâm trong lớp học: Tổ chức xây dựng môi trường giáo dục ngoài lớp học an toàn, đẹp, hấp dẫn trẻ. Thiết kế cửa hàng rau quả, góc chơi cát nước, góc thiên nhiên, sắp xếp khu vui chơi liên hoàn các trò chơi vận động, khu vườn hoa, vườn rau; Tăng cường trồng và chăm sóc cây xanh, cây bóng mát quanh sân trường

– Phối hợp với các ban ngành, đoàn thể, BĐDCMHS thực hiện tốt công tác xã hội hóa, huy động, các tổ chức, cá nhân hỗ trợ kinh phí tổ chức lễ hội, các cây hoa, chậu cảnh, ..hỗ trợ ngày công để tôn tạo cảnh quan môi trường.

– Xây dựng kế hoạch chỉ đạo thực hiện chuyên đề toàn trường. Các lớp điểm chính: N4A, M4, M6, C1, L2

– Bồi dưỡng chuyên môn chuyên đề cho đội ngũ giáo viên, xây dựng tiết dạy mẫu, tổ chức sinh hoạt chuyên môn hàng tháng theo các lĩnh vực được triển khai của PGD:

+ Giáo dục LTLTT lĩnh vực PTTM: Chồi 1

+ Giáo dục LTLTT lĩnh vực Phát triển nhân thức: Lá 2

+ Giáo dục LTLTT lĩnh vực Phát triển nhân thức: Lá 4

– Tổ chức tốt hoạt động thường xuyên phù hợp với độ tuổi và cảm nhận, hứng thú  của trẻ

– Xây dựng môi tr­­ường hoạt động phù hợp

– Làm đồ dùng đồ chơi phục vụ chuyên đề

– Khuyến khích tạo điều kiện cho giáo viên học bồi d­ưỡng chuyên môn

– Tổ chức cho giáo viên tham quan học tập kinh nghiệm ở các đơn vị điển hình thực hiện tốt chuyên đề điểm của Phòng GD&ĐT.

– Nếu có điều kiện tổ chức cho giáo viên tham quan học tập các trường bạn trong tỉnh

Trên đây là kế hoạch thực hiện mô hình “Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” của Trường Mầm non Thị Trấn Tầm Vu trong năm học 2022-2023

Nơi nhận: 

–  Các bộ phận, tổ khối;

–   VT. 

                                                                        

 

Người lập kế hoạch

P.HT

Nguyễn Thảo Nguyên

Ký duyệt của Hiệu trưởng