LINK VIDEO HOẠT ĐỘNG HỌC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC “TÁC DỤNG CỦA GIẤM ĂN”:
LINK LIÊN KẾT HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC STEAM- PTNT- TÁC DỤNG CỦA GIẤM ĂN
STEAM là phương pháp giáo dục hiện đại tích hợp các yếu tố về Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kỹ thuật), Art (Nghệ thuật) và Mathematics (Toán học) nhằm mục đích giúp trẻ tiếp thu kiến thức từ nghệ thuật và khoa học thông qua phát triển tư duy đa chiều và kỹ năng giải quyết vấn đề.
Các bài học được phát triển từ phương pháp giáo dục STEAM đều vận dụng các tình huống thực tế, trải nghiệm trong cuộc sống từ đó thúc đẩy việc trẻ phải vận dụng nhiều kiến thức để đưa ra phương án giải quyết vấn đề hiệu quả nhất. Việc dạy và học thông qua steam làm gia tăng tính hấp dẫn, giúp trẻ hiểu sâu và liên hệ với các vấn đề đã được học một cách nhanh nhất.
Năm học 2024-2025 Tập thể trường Mầm non Thị trấn Tầm Vu, Châu Thành, Long An chú trọng tạo môi trường hoạt động STEAM ngày càng hoàn chỉnh trong và ngoài lớp học, vận dụng phương pháp Steam vào 100% các lớp, lựa chọn các Dự án STEAM phù hợp độ tuổi, khả năng của trẻ và đặc điểm địa phương gần gũi giúp các bé 2-6 tuổi năng động, sáng tạo, chủ động tìm tòi và ghi nhớ kiến thức góp phần phát triển toàn diện cho trẻ, không chỉ về năng lực tư duy mà còn về kỹ năng mềm, trí tưởng tượng và sự tự tin.
Với truyền thống yêu nghề mến trẻ, luôn tìm tòi và áp dụng những phương pháp giảng dạy mới, chúng tôi tự tin rằng sẽ mang đến cho các con những hoạt động thật thú vị và ý nghĩa. Để mỗi ngày đến trường của các con là một niềm vui, một kiến thứ, kỹ năng mới!
Mời quý Phụ huynh học sinh cùng trãi nghiệm 1 ngày hoạt động học và chơi của các con với hoạt động “TÁC DỤNG CỦA GIẤM ĂN”- Giáo viên: Nguyễn Xuân Minh-Lớp: Lá 5
Thời gian tổ chức: 31/10/2024
Thông qua hoạt động các con sẽ biết được đặc điểm và tính chất của giấm; biết tác dụng (làm gia vị trong các món ăn), ích lợi (làm đẹp da, rửa rau, thực phẩm) và tác hại của giấm.
Quan sát hiện tượng giấy quỳ đổi màu khi gặp axit trong giấm, trẻ nhận thấy sự bào mòn của giấm gây ra với vỏ trứng và hiện tượng kết tủa của sữa khi gặp giấm.
+ T (Công nghệ): Trẻ biết sử dụng công cụ, dụng cụ trong quá trình thí nghiệm: ly, chai, kẹp gấp, que khuấy, nước, giấm, giấy quỳ, trứng, màu thực phẩm.
+ A (Nghệ thuật): Dự đoán, tưởng tượng sự bào mòn của vỏ trứng và hình dạng màu sắc sữa bị kết tủa khi bị giấm tác động; màu sắc của giấy quỳ khi gặp giấm và nước.
+ M (Toán): Đo lường.
– Kỹ năng: biết Bưng, bê đồ dùng sắp xếp ngay ngắn gọn gàng
+ Vận động tinh: Rót, gấp.
+ Kỹ năng sử dụng dụng cụ thí nghiệm: giấy quỳ, ly, chai,…
+ Kỹ năng giải quyết vấn đề.
+ Kỹ năng làm việc nhóm.
– Thái độ: Lắng nghe và làm theo sự hướng dẫn của giáo viên. Vui vẻ tham gia tiết học. Có ý thức khi ăn những loại thức ăn có chứa giấm.
Sau đây là 1 số hình ảnh trong hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CHƠI Ở CÁC GÓC THEO HƯỚNG STEAM